0

thông báo

09.0408.5588

Tài khoản

Giỏ hàng

0

Yêu thích

Truyền thông

img_cate

Các loại sụn nâng mũi phổ biến, tốt nhất 2024 – Ưu nhược điểm từng loại

Các loại sụn nâng mũi phổ biến nhất hiện nay gồm 2 loại chính: sụn mũi nhân tạo và sụn mũi tự thân. Chính vì thế, trước khi nâng mũi, bạn cần tìm hiểu kỹ sụn nâng mũi là gì? Có mấy loại sụn mũi và ưu nhược của các loại sụn này ra sao để có thể đưa ra lựa chọn phù hợp với cơ thể. Cùng Thanh Hằng Beauty Medi tìm hiểu thêm về chủ đề này thông qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Nâng mũi có đau không? Cách chăm sóc để giảm đau hiệu quả

Sụn nâng mũi là gì? Sụn nâng mũi có mấy loại?

Sụn nâng mũi là một trong những vật liệu quan trọng trong phẫu thuật nâng mũi, là chất liệu dùng làm chất độn trong quá trình phẫu thuật nâng mũi, có tác dụng chỉnh hình dáng mũi, tái cấu trúc mũi cũng như giải quyết những khuyết điểm mũi tẹt, mũi gồ

Các bác sĩ thẩm mỹ sẽ sử dụng sụn nâng mũi để làm cao sống mũi hoặc làm dày đầu mũi, giúp làm mũi cao tự nhiên đạt được tỷ lệ vàng cân xứng hoàn hảo. Dù muốn nâng cao sống mũi, dựng lại sống mũi, nâng chóp mũi hay tạo hình đầu mũi, bạn đều cần sụn để nâng đỡ và tái tạo các đường nét không cân đối. 

Dựa vào nguồn gốc và tính chất của sụn, các chuyên gia đã chia các loại sụn nâng mũi vào hai nhóm sau: sụn mũi nhân tạo và sụn tự thân.

Xem thêm: Các dáng mũi đẹp cho nam và nữ được yêu chuộng

các loại sụn nâng mũi

Các loại sụn nâng mũi: Có bao nhiêu loại sụn nâng mũi (Nguồn: Beauty Medi)

Sụn mũi nhân tạo

Sụn nhân tạo là một loại sụn được đúc theo dạng khối 3D, có cấu trúc từ nhựa silicon dẻo, pureform, nanoform… Cùng với sự phát triển của công nghệ, các loại sụn nhân tạo được ứng dụng rộng rãi bởi độ tương thích cao, tính năng ưu việt và khắc phục rõ rệt những khuyết điểm của loại sụn cũ.

  • Sụn silicon dẻo: Được làm từ nhựa dẻo, có hình dáng chữ L, dễ uốn nắn. Do là silicon nên chi phí khi nâng mũi sẽ tương đối rẻ. Chất liệu này khá phổ biến ở châu Á và được ưa chuộng vì tạo ra kết quả nhanh chóng và độ sắc nét cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nó có thể không được khuyến khích do nguy cơ nhiễm trùng cao.
  • Sụn mũi pureform: Vì được làm 100% chất liệu ePTFE – chất liệu làm mạch máu nhân tạo nên sụn pureform sẽ mang đến cảm giác tự nhiên, ít gây phản ứng đào thải. Đặc biệt, loại sụn này có tính linh hoạt, đàn hồi cao nên có thể uốn cong sụn mà không cần sử dụng bất cứ chất nào lên vùng tế bào.
  • Sụn mũi nanoform: Nanoform được xem là chất liệu sụn nâng mũi cao cấp. Loại sụn này có tính chất mềm, xốp, nhẹ. Đặc biệt, nó có đến hàng triệu lỗ nano để các mạch máu có thể xuyên qua nên dây là chất liệu hoàn hảo để tạo dáng mũi đẹp, bền và tương thích tốt.

Sụn mũi nhân tạo có cấu trúc từ nhựa silicon dẻo, pureform, nanoform (Nguồn: Beauty Medi)

Sụn mũi tự thân

Sụn tự thân là một phương pháp thẩm mỹ mũi mà sụn được lấy từ cơ thể của chính bệnh nhân để sử dụng trong quá trình tạo hình và cải thiện mũi. Trong quá trình phẫu thuật, một phần sụn được lấy từ khu vực khác của cơ thể của bệnh nhân, thường là ở tai hoặc xương sườn.

Sau đó, sụn này được cắt và tạo hình sao cho phù hợp với yêu cầu thẩm mỹ của mũi. Sụn tự thân được coi là lựa chọn tốt nhất vì nó không gây phản ứng dị ứng hay từ chối miễn dịch từ cơ thể.

Các loại sụn nâng mũi nhân tạo phổ biến, tốt nhất hiện nay

1. Sụn Silicon – xuất xứ Hàn Quốc

Sụn Silicon có cấu tạo từ các thành phần chủ yếu như Oxygen và Carbon. Phương pháp nâng mũi silicon là một trong những sụn nhân tạo đầu tiên trong ngành công nghiệp thẩm mỹ. Bác sĩ sẽ tiến hành cấy ghép thanh sụn silicon vào trong sống mũi giúp mũi trở nên cao ráo, tự nhiên, làm khuôn mặt trở nên hài hòa hơn. 

Xem thêm: Sửa mũi giá bao nhiêu? Yếu tố tác động đến chi phí nâng sửa mũi

Ưu điểm – Nhược điểm của sụn nâng mũi Silicon

Ưu điểm của sụn SiliconNhược điểm của sụn mũi Silicon
Dễ sử dụng và gọt giũa theo nhiều dáng mũi đẹp như S Line, L Line…Chất liệu khá thô cứng, tạo áp lực lớn lên đầu mũi, dẫn đến tình trạng đỏ đầu mũi, tụt da đầu mũi, thủng mũi
Giữ lâu trong cơ thể, tỉ lệ rủi ro rất thấpKhả năng bám dính khá kém nên có thể dẫn đến hiện tượng vẹo sống mũi
Giá thành rẻ, tỉ lệ viêm nhiễm đào thải ở mức rất nhỏSilicon không có mô xốp nên sau khi đặt vào mũi silicon không bám dính vào mô xung quanh
Không bị biến dạng dù bị va đập mạnh, dễ dàng khử trùngTỉ lệ dị ứng cũng sẽ xảy ra rất cao
Thời gian phẫu thuật nâng mũi nhanh, chỉ khoảng 46-60 phút, không cần thời gian điều dưỡng sau đóSilicon vẫn là vật liệu nhân tạo nên vẫn có 1 tỉ lệ nhỏ người bị kích ứng, đào thải
Mũi trở nên cao hơn, cánh mũi gọn hơn và dáng mũi cũng cân đối, tự nhiên hơnMũi chỉ nâng silicon có thể bị co rút hếch ngắn đầu mũi
Ưu điểm và nhược điểm của sụn mũi Silicone

Xem thêm: Dáng mũi S line là gì? Bí quyết sở hữu dáng mũi tỷ lệ vàng S line

Sụn Silicon là một trong các loại sụn nâng mũi phổ biến nhất hiện nay (Nguồn: Beauty Medi)

2. Sụn Softxil Bistool

Sụn Softxil Bistool là sụn sinh học cao cấp có nguồn gốc từ Hàn Quốc được chứng nhận về độ an toàn và trải qua nhiều giai đoạn kiểm tra gắt gao từ Cục an toàn Dược phẩm và Thực phẩm FDA của Hoa Kỳ. Đặc biệt, trong các loại sụn nâng mũi, sụn Softxil Bistool là dòng sụn mũi duy nhất tại châu Á nhận được chứng nhận của FDA Hoa Kỳ và CE châu Âu.

Xem thêm: Tổng hợp cách làm mũi cao tự nhiên và hài hòa

Sụn Softxil Bistool là sụn sinh học cao cấp (Nguồn: Beauty Medi)

Ưu điểm – Nhược điểm của sụn Softxil Bistool

Ưu điểm của sụn Softxil BistoolNhược điểm của sụn Softxil Bistool
Khả năng tương thích lên đến 80% Giá thành tương đối cao
Độ bền cao, tồn tại trong cơ thể từ 10 – 15 nămVẫn xảy ra tình trạng mẫn cảm với một số ít người
Tính định hình cao, dễ dàng cố định với xương khớp sống mũi, độ bám cao, không bị lệchCần đến thăm khám trực tiếp với bác sĩ để được thực hiện các xét nghiệm, tư vấn sử dụng chất liệu sụn phù hợp
Phù hợp với cả những người có cơ địa nhạy cảm
Có hơn 50 kiểu dáng, kích cỡ khác nhau đáp ứng mọi dáng mũi khác nhau, kể cả dáng mũi S line, L line
Ưu điểm và nhược điểm của sụn Softxil Bistool

Xem thêm: Nâng mũi được bao lâu? Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả nâng mũi

3. Sụn Nanoform

Sụn Nanoform là chất liệu sụn sinh học được mô phỏng tương tự như sụn tự thân từ 100% ePTFE và có nguồn gốc từ Mỹ. Theo đó, bề mặt của sụn Nanoform có các hạt nano siêu nhỏ giúp cho các mạch máu dễ dàng len lỏi vào sụn. Cụ thể, sụn được làm từ 100% nhựa trắng trơn ePTFE được tổ chức Hoa Kỳ chứng nhận về độ an toàn.

Xem thêm: Mũi lân là gì? Có nên phẫu thuật chỉnh sửa không? Tốt hay xấu?

Sụn Nanoform có độ tương thích lên đến 90% (Nguồn: Beauty Medi)

Ưu điểm – nhược điểm của sụn Nanoform

Ưu điểm của sụn NanoformNhược điểm của sụn Nanoform
Độ tương thích với cơ thể lên đến 90%Chi phí sử dụng sụn Nanoform khá cao
Trọng lượng tương đối nhẹ, không tạo nên áp lực lên đầu mũi.Khả năng bám dính cao
Phù hợp với nhiều đối tượng, ngay cả những người có cơ địa nhạy cảmSụn Nanoform sẽ khó tháo hơn so với các loại sụn silicon
Độ định hình cao, không bị xô lệch và có khả năng ngăn cản lực
Sụn có dạng xốp với hàng triệu lỗ nhỏ giúp máu dễ dàng lưu thông.
Ưu điểm và nhược điểm của sụn Nanoform

Xem thêm: Các phương pháp sửa mũi tự nhiên cân đối, hài hòa

4. Sụn Surgiform

Một trong các loại sụn nâng mũi nhân tạo phải kể đến sụn Surgiform – một loại sụn sinh học cao cấp được làm 100% từ ePTFE, chất liệu vốn được sử dụng làm mạch máu nhân tạo. Sụn Surgiform được cấu tạo từ hàng triệu lỗ nhỏ li ti, kích thước tính bằng micromet, cho phép mạch máu dễ dàng len lỏi đi qua và nhờ đó thúc đẩy hệ thống mô bám chặt vào sụn. Vật liệu y sinh này có khả năng uốn cong tự nhiên, tương thích với cơ thể nên không cần tác động từ vật dụng khác.

Xem thêm: Phẫu thuật nâng mũi tự thân có an toàn không?

Sụn Surgiform có ưu điểm khác biệt rõ rệt so với các loại sụn nâng mũi khác

Sụn Surgiform có ưu điểm khác biệt rõ rệt so với các loại sụn nâng mũi khác (Nguồn: Internet)

Ưu điểm – Nhược điểm của sụn Surgiform

Ưu điểm của sụn SurgriformNhược điểm của sụn Surgriform
Thích ứng với cơ thể rất nhanh, hạn chế hiện tượng đào thải như: bóng đỏ đầu mũi, tụt sóng mũi, lộ sóng,…Tháo sụn sẽ rất khó khăn
Có khả năng gắn kết chặt chẽ với mô cơ xương mũi. Trường hợp có tác động mạnh lên vùng mũi sẽ không ảnh hưởng đến form dáng chungNếu sử dụng sụn kém chất lượng, hàng giả, hàng kém chất lượng, không rõ nguồn gốc, sụn Surgiform sẽ có khả năng bị đào thải
Tạo được nhiều dáng mũi đẹp tự nhiên, cuốn hút như: dáng S – line, L – line,.. Khắc phục hoàn toàn khuyết điểm về sống mũi nhanh chóng
Sụn Surgiform kết hợp kỹ thuật dựng trụ, đầu mũi giúp sống mũi tự nhiên, hài hòa với khuôn mặt
Ưu điểm và nhược điểm của sụn Surgriform

Xem thêm: Sống mũi cao: đặc điểm nhận biết và phương pháp làm mũi cao tự nhiên

5. Sụn Megaderm 

Sụn Megaderm – một trong các loại sụn nâng mũi phổ biến nhất hiện nay, đồng thời được xem như bước phát triển của công nghệ làm đẹp nâng mũi.

Sụn Megaderm là loại chất liệu cao cấp có thành phần cấu tạo được chiết xuất từ biểu bì của con người, xử lý bằng công nghệ AlloClean giúp tăng khả năng tương thích với cơ thể của con người. Ngoài ra, sụn Megaderm được bào chế từ biểu bì con người nên chúng có chức năng gần giống như sụn tự thân, vì vậy không gây biến chứng, bị bóng đỏ mũi hay gây ra dị ứng. 

Xem thêm: Mũi hếch là gì? Ý nghĩa tướng số, cách khắc phục mũi hếch an toàn

Sụn Megaderm 

Chức năng của sụn Megaderm gần giống với sụn tự thân (Nguồn: Internet)

Ưu điểm – nhược điểm của sụn Megaderm

Ưu điểm của sụn MegadermNhược điểm của sụn Megaderm
Dễ tạo dáng mũi do chất liệu Megaderm mềm mại – Không kén người dùngXuất hiện khá nhiều hàng giả, nhái và kém chất lượng
Thực hiện phẫu thuật nâng mũi không gây đau, khó chịu – Không để lại sẹo, không lộ dấu vết của thẩm mỹKỹ thuật nâng mũi bọc sụn Megaderm được đánh giá là khá phức tạp
Hạn chế các biến cố không mong muốn như là sưng tấy, lộ sụnCó thể sẽ để lại một số biến chứng sau: nhiễm trùng chạy dịch nhiều, da đổi màu, sưng đau…; đầu mũi biến dạng, lung lay và khó thở
Độ bền lâu do sụn Megaderm có độ tương thích cao nên nhanh chóng tạo thành một khối thống nhất với xương và mạch máu.
Ưu điểm và nhược điểm của sụn Megaderm

Xem thêm: Mũi dọc dừa: Người sở hữu mũi dọc dừa có đặc điểm nào?

Các loại sụn mũi tự thân phổ biến

1. Sụn vành tai

Sụn tai là cấu trúc mô cứng, được hình thành từ chất nền ngoại bào và nguyên bào sụn ở tai, có chức năng chủ yếu là tạo hình tai, đồng thời tăng cường khả năng thu nhận âm thanh. Tuy nhiên, trong quá trình tiến hóa của cơ thể, nhiều phần của sụn tai không còn đóng góp đáng kể vào nhiệm vụ tạo hình vành tai; do đó, nếu trích lấy phần này để nâng mũi thì sức khỏe và thính giác của khách hàng hoàn toàn không bị ảnh hưởng.

Xem thêm: Dáng mũi L-line là gì? Khác biệt – nên nâng mũi S-line hay L-line?

Nhiều khách hàng chọn nâng mũi bằng sụn vành tai vì có nhiều ưu điểm

Nhiều khách hàng chọn nâng mũi bằng sụn vành tai vì có nhiều ưu điểm (Nguồn: Internet)

Nâng mũi bằng sụn vành tai là một phương pháp nâng mũi thường được áp dụng hiện nay. Theo đó, nâng mũi sẽ kết hợp sử dụng cả hai loại sụn là sụn vành tai (tự thân) và sụn nhân tạo bằng silicon dẻo bền bỉ. 

Xem thêm: Mũi diều hâu là gì? Tốt hay xấu? Tướng số người có mũi diều hâu

Ưu điểm và nhược điểm của nâng mũi bằng sụn vành tai

Ưu điểm của nâng mũi bằng sụn vành taiNhược điểm của sụn vành tai
Sống mũi sẽ cao tự nhiên, đầu mũi thon gọn và hài hòa với khuôn mặtHoại tử mô cơ: khi sụn silicon không đạt chất lượng gây hoại tử tế bào vùng mũi và lây lan
Sụn ​​vành tai mềm dẻo, mỏng và có độ cong tương tự như đầu mũi nên rất phù hợp để bọc đầu mũiCong vẹo mũi: Nếu không được đặt đúng vị trí và gắn chặt vào xương, dễ khiến sống mũi bị lệch sau ca phẫu thuật
Độ thích ứng cao với cơ thể, ổn định và không để lại dấu vết thẩm mỹ. Khắc phục các biến chứng như mũi bóng, đỏ,…Nhiễm trùng: Nếu không biết cách chăm sóc và vệ sinh mũi và tai hậu phẫu thì có thể gặp phải các triệu chứng như sưng đỏ, viêm nhiễm, chảy mủ
Hạn chế được tối đa ma sát của sụn nhân tạo lên đầu mũi, không lộ sống mũi và cảm giác tự nhiên hơnThủng đầu mũi: Xảy ra khi phần sụn vành tai đặt vào quá dài so với sống mũi khiến đầu mũi bị kéo căng và đâm thủng
An toàn, đảm bảo tính thẩm mỹ cho cả tai và mũi
Không can thiệp quá sâu vào cấu trúc mũi, mức độ xâm lấn ở mức độ vừa phải và thời gian thực hiện chỉ từ 45 – 60 phút
Ưu điểm và nhược điểm của sụn vành tai

2. Sụn sườn

Nâng mũi sụn sườn là phương pháp làm đẹp sử dụng chính sụn sườn tự thân của khách hàng để hỗ trợ quá trình nâng cao sống mũi. Quá trình này sẽ được thực hiện kết hợp với sụn tai để định hình dạng mũi được thon gọn nhất có thể. 

Xem thêm: Chỉnh mũi lệch: Cách nhận biết, khắc phục mũi lệch hiệu quả nhất

Nâng mũi bằng sụn sườn sẽ dùng chính sụn sườn của khách hàng để nâng mũi

Nâng mũi bằng sụn sườn sẽ dùng chính sụn sườn của khách hàng để nâng mũi (Nguồn: Internet)

Ưu điểm và nhược điểm của sụn sườn

Ưu điểm của sụn sườnNhược điểm của sụn sườn
Cho dáng mũi đẹp hoàn hảo, tự nhiên như thậtMất nhiều thời gian cho quá trình chiết tách sụn sườn ra khỏi cơ thể
Không mất thời gian nghỉ dưỡng – Hiệu quả bền lâuCần chăm sóc cả phần vết thương sau khi lấy sụn ra khỏi cơ thể
Sụn sườn tương thích với cơ thể nên không gây dị ứng,
không để lại biến chứng, đảm bảo tính an toàn tuyệt đối
Kỹ thuật lấy sụn sườn khá phức tạp, cần độ tỉ mỉ và chính xác cao
Khắc phục nhiều khuyết điểm của mũi – Không đau, không sưngCần tìm địa điểm phẫu thuật uy tín cùng đội bác sĩ có chuyên môn và tay nghề cao 
Ưu điểm và nhược điểm của sụn sườn

Xem thêm: Tổng hợp 8 phương pháp nâng mũi đẹp phổ biến hiện nay

3. Sụn vách ngăn

Sụn vách ngăn là phần sụn mềm ngăn cách giữa hai lỗ mũi, đóng vai trò như một lớp đệm, giúp mũi tránh được những thương tổn khi bị va đập hoặc chịu lực tác động từ môi trường bên ngoài.

Nâng mũi bằng sụn vách ngăn là phương pháp sử dụng chính phần sụn vách ngăn để tái cấu trúc mũi: Bọc đầu mũi, nâng cao sống mũi. 

Xem thêm: Dáng mũi L-line là gì? Khác biệt – nên nâng mũi S-line hay L-line?

Bác sĩ sẽ dùng một phần sụn vách ngăn để dựng trụ, tạo dáng mũi đẹp tự nhiên, cân đố

Bác sĩ sẽ dùng một phần sụn vách ngăn để dựng trụ, tạo dáng mũi đẹp tự nhiên, cân đối (Nguồn: Internet)

Ưu điểm của phương pháp nâng mũi bằng sụn vách ngăn bao gồm:

  • Sụn vách ngăn có độ dày, mềm dẻo vừa phải, phù hợp để tạo hình cho mọi bộ phận mũi; đồng thời tạo dáng mũi tự nhiên
  • Không gây dị ứng, biến chứng
  • Có thể khắc phục tình trạng mũi lệch vách ngăn
  • Độ bền dài lâu

Ngoài những ưu điểm kể trên, nâng mũi bằng sụn sườn cũng có một vài nhược điểm sau:

  • Có những trường hợp vách ngăn mảnh, nhỏ và yếu nên nếu muốn dựng trụ ổn định cần sự hỗ trợ thêm từ vách ngăn nhân tạo hoặc thay hoàn toàn bằng sụn sườn.
  • Can thiệp lấy sụn vách ngăn nên cần người bác sĩ có kinh nghiệm cao vì vị trí nhạy cảm.

Xem thêm: Sau khi nâng mũi nên kiêng gì, ăn gì? Những lưu ý cần biết để mau lành

4. Sụn thái dương

Sụn thái dương là lớp tế bào mỏng màu trắng bọc quanh lớp cơ dưới da tại vùng thái dương, có sự tương đồng với cấu trúc mạch máu, dễ lấy và dễ tạo hình.

Loại sụn nâng mũi bằng sụn thái dương được nhiều chuyên gia lựa chọn

Loại sụn nâng mũi bằng sụn thái dương được nhiều chuyên gia lựa chọn (Nguồn: Internet)

Ưu điểm – nhược điểm của sụn thái dương

Ưu điểm của sụn thái dươngNhược điểm của sụn thái dương
Ít bị co rút như sụn tai, phương pháp này cho hiệu quả lâu dài hơnKỹ thuật phức tạp, đòi hỏi bạn cần được thực hiện với một bác sĩ phẫu thuật lành nghề, chuyên môn cao
Thời gian thực hiện nhanh chóng – không mất quá nhiều thời gian nghỉ dưỡng, chăm sócKhông phù hợp với người có thái dương hõm sâu
Dáng mũi sau khi chỉnh sửa sẽ có độ mềm mại, tự nhiên nhất định. Không bị thô cứng, kém tự nhiên Chỉ khắc phục được khuyết điểm ở sống mũi và đầu mũi, không thể tạo hình cánh mũi và lỗ mũi như nâng mũi cấu trúc
Độ tương thích nhanh chóng với cơ thể, không sợ kích ứng và đào thảiKhông thích hợp với người bị dị ứng sụn nhân tạo
Duy trì dáng mũi bền đẹp theo thời gian, các hiện tượng sưng đau sau nâng mũi cũng diễn ra ngắn và tự biến mất.
Ưu điểm và nhược điểm của sụn thái dương

Xem thêm: Nâng mũi kiêng gì? Cách chăm sóc mũi sau khi cắt chỉ mau lành, giảm sưng

Nên nâng mũi sụn nhân tạo hay sụn tự thân?

“Nên nâng mũi bằng sụn nhân tạo hay sụn tự thân?” là băn khoăn rất nhiều người đang có ý định can thiệp thẩm mỹ vùng mũi bởi các loại sụn nâng mũi đều có những ưu nhược riêng. Cùng đọc tiếp bài viết dưới đây để tự mình có thể tìm hiểu, cân nhắc kỹ hơn 2 phương pháp nâng mũi này nhé.

SỤN NHÂN TẠOSỤN TỰ THÂN
CẤU
TẠO
– Sụn nhân tạo, tên gọi khác là sụn sinh học.
– Là loại sụn được làm từ chất liệu gần giống với sụn tự nhiên và có độ tương thích với cơ thể ở mức an toàn. 
– Loại sụn nâng mũi nhân tạo được thiết kế nhiều kích cỡ, hình dáng giống so với sụn mũi. Bác sĩ có thể sử dụng sụn đặt trực tiếp vào khoang mũi, giúp nâng cao mũi hoặc có thể cắt gọt sụn, chỉnh sửa kích thước sao cho tương xứng với từng người. 
– Sụn tự thân là loại sụn được lấy từ chính cơ thể khách hàng.
– Thông thường, sụn tự thân được lấy ở 4 vị trí sau: Sụn vách ngăn, sụn tai, sụn sườn và cân cơ thái dương.
ƯU
ĐIỂM
– Kỹ thuật đơn giản
– Giá thành rẻ
– Thời gian thực hiện nhanh chóng, khoảng 45-60 phút
– Đa dạng hình dáng và kích thước, phù hợp với nhu cầu của từng đối tượng khách hàng khác nhau
– Sụn được sản xuất từ các nguyên liệu an toàn, tuổi thọ cao lên tới 50 năm
– Độ tương thích cao, không gây ra các phản ứng đào thải, không gây dị ứng.
 – Có thể khắc phục được mọi nhược điểm mà sụn nhân tạo gặp phải như lộ sóng mũi, bóng đỏ đầu mũi, sưng viêm hoặc biến chứng…
– Đặc biệt, sử dụng sụn tự thân để nâng mũi, phần đầu mũi được bọc sụn vành tai đảm bảo cho dáng mũi đẹp tự nhiên không bị cứng nhắc, mũi mềm mại cao thẳng.
NHƯỢC
ĐIỂM
– Chỉ phù hợp với người gặp ít khuyết điểm về mũi như mũi thấp tẹt cần nâng cao mũi ở mức cơ bản. Trường hợp mũi gặp nhiều khuyết điểm như đầu mũi to, cánh mũi to, lỗ mũi to… không đem đến hiệu quả như ý.
– Có thể xuất hiện các tình trạng như tụt sóng, đầu mũi bóng đỏ sau khi thực hiện nâng mũi. Tuy nhiên, nguy cơ này sẽ được giảm thiểu nếu như bạn hiện nâng mũi ở một địa chỉ có uy tín.
– Độ tương thích kém
– Kỹ thuật phức tạp, do đó thời gian phẫu thuật kéo dài lâu
– Không phải ai cũng có thể thực hiện nâng mũi bằng sụn tự thân vì có những người không đủ sụn để phẫu thuật. 
– Chi phí tương đối cao
Ưu điểm và nhược điểm của sụn nhân tạo và sụn tự thân

Phẫu thuật thẩm mỹ mũi đẹp và an toàn tại Thanh Hằng Beauty Medi

Thanh Hằng Beauty Medi tự hào là một trong những địa chỉ thẩm mỹ tại Việt Nam hội tụ đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ giỏi nổi tiếng đến từ Hàn Quốc, Mỹ… Khi nói về phẫu thuật thẩm mỹ mũi, với trình độ chuyên môn cao và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực, các bác sĩ ở Thanh Hằng Beauty Medi không những thấu hiểu về nỗi niềm, nhu cầu của khách hàng Việt mà còn có góc nhìn chân thực, phù hợp với từng cá nhân. 

Đội ngũ bác sĩ đến từ Hàn Quốc với nhiều kinh nghiệm trực tiếp tư vấn và thực hiện

Đến với Thanh Hằng Beauty Medi, khách hàng sẽ được tư vấn, thăm khám và được thực hiện phẫu thuật từ chính đội ngũ bác sĩ đến từ Hàn Quốc có chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và luôn sẵn lòng vì khách hàng. Trong đó, phải kể đến một số bác sĩ danh tiếng như Tiến sĩ – Bác sĩ Shin Dong Min – Tiến sĩ Y khoa chuyên ngành Phẫu thuật Tạo hình thẩm mỹ – Đại học Quốc gia Seoul, là thành viên Hiệp hội Laser và phẫu thuật thẩm mỹ của Mỹ và là thành viên của nhiều Hiệp hội khác ở Nhật Bản và Hàn Quốc.

Trương Mỹ Nhân cũng đã thực hiện phẫu thuật nâng mũi tại Thanh Hằng Beauty Medi

Trương Mỹ Nhân cũng đã thực hiện phẫu thuật nâng mũi tại Thanh Hằng Beauty Medi (Nguồn: Beauty Medi)

Quan điểm phẫu thuật thẩm mỹ mũi của các chuyên gia tại Thanh Hằng Beauty Medi

Quan điểm về phẫu thuật thẩm mỹ của các chuyên gia tại Thanh Hằng Beauty Medi so với quan niệm thường thấy có sự khác biệt rõ rệt: phẫu thuật cắt cánh mũi không đơn thuần là nâng mũi nhìn cho cao là được mà phải dựa trên một cái nhìn toàn diện hướng tới sự hài hòa của khuôn mặt. Mũi đẹp là sự kết hợp hài hòa giữa các thành phần bên ngoài cấu thành nên chiếc mũi, đó là: sống mũi, đầu mũi, hai cánh mũi, trụ mũi và hai lỗ mũi.

Hay như khi tư vấn khách hàng, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia của Thanh Hằng Beauty Medi sẽ không tư vấn cho khách hàng mũi giống hệt một ai đó hoặc chiều ý cho khách hàng tự lựa chọn. Thay vào đó, đội ngũ chuyên gia sẽ thiết kế dáng mũi cho từng khuôn mặt của từng khách hàng sao cho tôn lên nét đẹp thanh lịch. 

Xem thêm: Phẫu thuật thẩm mỹ nâng sống mũi, đầu mũi tại Thanh Hằng Beauty Medi

Hình ảnh thực tế của khách hàng trước và sau khi phẫu thuật mũi tại Thanh Hằng Beauty Medi

Qua “bàn tay vàng” của các bác sĩ tại Thanh Hằng Beauty Medi, gương mặt thanh thoát và sáng hơn

Qua “bàn tay vàng” của các bác sĩ tại Thanh Hằng Beauty Medi, gương mặt thanh thoát và sáng hơn (Nguồn: Beauty Medi)

Thanh Hằng Beauty Medi hy vọng qua bài viết này đã cung cấp cho bạn các thông tin cần thiết và hữu ích về các loại sụn nâng mũi, giúp bạn có thể tự mình tìm hiểu được chính xác cũng như cân nhắc, đưa ra quyết định đúng đắn trong việc lựa chọn loại sụn nâng mũi phù hợp với dáng mũi và khuôn mặt của mình. Ngoài ra, lựa chọn một cơ sở thẩm mỹ uy tín, có cam kết bảo hành cũng là điều các bạn cần phải cân nhắc kỹ lưỡng. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến chủ đề này, vui lòng liên hệ với Thanh Hằng Beauty Medi ngay hôm nay để được đội ngũ chuyên viên chăm sóc tận tình.

Xem thêm: chi phí bọc răng sứ, dán sứ veneer là gì, trồng răng implant giá bao nhiêu, trồng răng implant có đau không, bọc răng sứ có đau không, trồng răng implant là gì, làm răng implant có đau không, những trường hợp nên bọc răng sứ, trồng răng implant có mấy loại

>> Nguồn Tham Khảo:


GIỚI THIỆU VỀ THANH HẰNG BEAUTY MEDI – VIỆN CHĂM SÓC SỨC KHỎE VÀ SẮC ĐẸP

Với kinh nghiệm 35 năm trong lĩnh vực làm đẹp và 13 năm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, Thanh Hằng Beauty Medi tự hào là thương hiệu được tin cậy hàng đầu tại Việt Nam của hàng nghìn khách hàng. 

Đội ngũ Tiến sĩ – Thạc sĩ – Bác sĩ chất lượng quốc tế đến từ Mỹ, Hàn Quốc với hơn 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật thẩm mỹ mắt, mũi, nha khoa,… của Thanh Hằng Beauty Medi có thể đáp ứng từng nhu cầu riêng biệt của từng khách hàng, mang lại vẻ đẹp tổng thể hài hòa, tự nhiên, an toàn và thanh thoát. 

THÔNG TIN LIÊN HỆ: 

Tại Hà Nội: 

  • 36 Tuệ Tĩnh, phường Nguyễn Du, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
  • Hotline: 0904 08 5588 – (024) 3974 8889

Tại TP. Hồ Chí Minh: 

  • 9 Phùng Khắc Khoan, Phường ĐaKao, Quận 1, Hồ Chí Minh
  • Hotline: 096 511 6688 – (028) 6269 6688
Sụn nâng mũi có mấy loại?

Dựa vào nguồn gốc và tính chất của sụn, các chuyên gia đã chia các loại sụn nâng mũi vào hai nhóm sau: sụn mũi nhân tạo và sụn tự thân.

Nên nâng mũi sụn nhân tạo hay sụn tự thân?

Quyết định nâng mũi sụn nhân tạo hay sụn tự thân là một quyết định cá nhân và phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm tình trạng sụn mũi hiện tại, mục đích nâng mũi, kỹ thuật và kinh nghiệm của bác sĩ, và sự ưu tiên cá nhân của bạn.

Đăng bởi: Thanh Hằng Beauty Medi

Đánh giá người dùng 5 / 5